Thớt Có Chất Liệu Gì Sẽ Dùng Tốt Cho Gia Đình Của Bạn?

Thớt Có Chất Liệu Gì Sẽ Dùng Tốt Cho Gia Đình Của Bạn? Thớt Có Chất Liệu Gì Sẽ Dùng Tốt Cho Gia Đình Của Bạn?
Đánh giá:
4.8 200
4.8 sao trên tổng số 200 lượt review
Thớt Có Chất Liệu Gì Sẽ Dùng Tốt Cho Gia Đình Của Bạn?
 
Trên thị trường có nhiều loại thớt với các chất liệu khác nhau như gỗ, inox, nhựa... nhưng loại thớt nào tốt cho sức khỏe thì bạn cần phải biết sự khác biệt dưới đây.

Thớt bằng nhựa

Điều tiện lợi của thớt nhựa chính là có thể đặt vào máy rửa bát đĩa và nhiều người cũng cho rằng đây là vật liệu làm thớt dễ vệ sinh sạch nhất.

Theo một nghiên cứu của Đại học Michingan ở Mỹ phát hiện ra rằng trên bề mặt nhựa đã qua sử dụng có nhiều vi khuẩn hơn bề mặt gỗ đã qua sử dụng.

 

 

 

Và bạn có biết, các vết cứa, băm, chặt trên bề mặt thớt nhựa là nơi trú ẩn lý tưởng của vi khuẩn và dù bạn có rửa sạch hay khử trùng thì cũng làm sạch được hoàn toàn.

Hơn nữa, khi bạn rửa sạch thớt nhựa thì mùi thực phẩm vẫn ám rất lâu. Đây chính là lý do bạn nên loại bỏ đồ nhựa ra khỏi bếp cũng như không nên dùng thớt nhựa.

 

Thớt bằng gỗ

Thớt gỗ có bề mặt dày và độ bền cao dễ chặt thức ăn nên được đa số bà nội trợ lựa chọn. Loại thớt này còn có giá thành vừa phải, thân thiện với môi trường và lưỡi dao cũng giảm bị cùn trong quá trình chế biến khi nấu nướng.

 


 

Tuy nhiên gỗ là vật liệu tự nhiên nên vi khuẩn, nấm rất dễ bám và sinh sôi. Qua thời gian sử dụng, trên mặt thớt gỗ sẽ xuất hiện vết nứt, lên mùn, nếu không biết cách vệ sinh đúng cách thì vi khuẩn rất dễ phát triển gây hại cho sức khỏe.

Đồng thời việc bảo quản thớt gỗ cũng cần cẩn thận hơn các loại thớt khác vì chúng dễ bị cong, vênh, nứt, mốc và tạo mùn. Và tất nhiên thớt gỗ không dùng trong máy rửa bát đĩa được.

 

Thớt bằng tre

Thớt bằng tre là chất liệu tư nhiên, không gây ô nhiễm môi trường. Ưu điểm của thớt tre là hấp thụ ít nước hơn thớt gỗ, độ bám dính ít, khó nứt vỡ, dễ vệ sinh và thường không để lại vết dao. Bởi vậy thớt tre được cho là loại thớt an toàn và chứa ít vi khuẩn trên bề mặt sau khi nấu nướng.

 


 

Tuy nhiên, mặt thớt tre rất cứng nên không phù hợp để băm bịt, chặt xương...chỉ hợp cho việc băm, cắt, thái rau, cắt trái cây.

 

Thớt bằng inox

Thớt làm bằng chất liệu inox 304 đạt được độ bền đẹp và giúp kháng khuẩn, không gây nấm mốc và mùi hôi.

Khi sử dụng bền mặt thớt cũng tránh được cong vênh, không xước dăm, không tạo mùn và luôn sáng bóng. Điều này cũng giúp các bà nội trợ dễ dàng vệ sinh mặt thớt.

 


 

Không chỉ dễ vệ sinh mà thớt còn có tính thẩm mỹ cao nhờ các góc được bo tròn, chất lượng hoàn thiện cao làm tăng độ sang trọng cho căn bếp.

Chưa hết, với tính dẫn nhiệt tốt nên đồ ăn nóng đặt lên thớt sẽ nguội rất nhanh, đồ đông đá thì rã đông cũng nhanh hơn thớt khác.

Cách vệ sinh thớt để sạch vi khuẩn

Từng có nghiên cứu chỉ ra thớt chứa lượng vi khuẩn gấp 2 lần so với bồn cầu. Vì thế việc rửa thớt không thể đơn giản như rửa bát đĩa bình thường.

Theo Stephanie C. các loại xà phòng thông thường gần như không có tác dụng khi rửa thớt. Lý do là bề mặt thớt có nhiệt độ khá lạnh, khi rửa bằng nước nóng cũng không đạt được hiệu quả sạch như mong muốn.

 

 

Giải pháp được Stephanie C. đưa ra đó là bạn có thể ngâm thớt trong hỗn hợp nước - thuốc tẩy, nước diệt khuẩn cho đồ dùng nhà bếp sau mỗi lần sử dụng, để đảm bảo bề mặt thớt được khử trùng sạch sẽ. Trong đó, tỉ lệ an toàn là nửa muôi thuốc tẩy cho 1 lít nước.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng giấm nguyên chất, chanh hay muối để làm sạch mặt thớt. Cụ thể, bạn đổ giấm nguyên chất lên cả hai mặt của thớt rồi dùng khăn giấy lau khô.

Hoặc bạn có thể dùng miếng chanh đã cắt, chà lên bề mặt của thớt theo hình vòng tròn để hỗn hợp chanh và muối hòa tan và làm sạch thớt. Sau đó, rửa thớt dưới vòi nước đang chảy để nước chanh và muối trôi hết.

 

 

 

 

Để Lại Bình Luận Của Bạn!!!

Giỏ Hàng
Tổng Cộng: 0 ₫
Scroll